10 nét văn hóa truyền thống của đất nước Nhật Bản

10 net van hoa truyen thong Nhat Ban00

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đất nước Nhật Bản mà các bạn cần biết.

Nhật Bản nổi tiếng với những điều thú vị và kỳ lạ. Vì thế, Nhật Bản thu hút được rất nhiều khách du lịch và số lượng người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây rất lớn. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn nổi tiếng với nền văn hóa truyền thống lâu đời và đa dạng. Dưới đây là những nét văn hóa nổi tiếng mà các bạn cần tìm hiểu trước nếu muốn sang Xứ sở mặt trời mọc để sinh sống, học tập và làm việc ở đây.

  1. Văn hóa trà đạo

Văn hóa trà đạo được phát triển từ rất lâu đời tại Nhật khoảng thế kỷ thứ VII và từ đó trà đạo là một nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản được lan rộng trong cộng đồng.

Văn hóa trà đạo của người Nhật
Văn hóa trà đạo của người Nhật

Thưởng thức trà là một nghệ thuật, người pha trà là một nghệ nhân thực thụ, người Nhật Bản họ tin rằng thông qua văn hóa thưởng thức trà và uống trà thấy được giá trị của nét nhân sinh trong mỗi con người qua bốn chữ: “Hòa”, “Kính”, “Thanh”, “Tịch”. Trong đó “Hòa” là hòa bình, “Kính” là kính trọng, tôn trọng thương yêu bạn bè, con cháu, “Thanh” là thanh khiết, thanh tịnh, “Tịch” là cảnh giới mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

  1. Trang phục truyền thống Kimono

Kimomo, giống như áo dài Việt Nam được gọi là quốc phục của Nhật Bản và đã được phổ biến hàng trăm năm nay. Trong tiếng Nhật “Kimono” mang ý nghĩa là “Đồ để mặc” còn được gọi là y phục của Nhật Bản.

Văn hóa mặc Kimono của người Nhật Bản
Văn hóa mặc Kimono của người Nhật Bản

Hiện nay, Kimono không được mặc thường xuyên mà thay vào đó là những bộ quần áo Tây Âu hóa do quá trình hội nhập và phát triển của Nhật Bản. Dù không còn được mặc thường ngày mà chỉ mặc vào những dịp lễ hội, lễ tết, tiệc tùng hay chúng ta có thể bắt gặp ở những quán ăn Nhật. Ở đất nước mặt trời mọc này thì phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới. Những bộ Kimono của nữ giới thường có những màu sắc hoa văn nổi bật hơn của nam giới.

  1. Tinh thần võ sĩ đạo

Tinh thần võ sĩ đạo giống như một lý tưởng sống đầy nghị lực và quyết tâm mà người Nhật hướng đến. Đó cũng là niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được: Ngay thẳng, nhân từ, dung cảm, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, long trung thành, danh dự. Chính nhờ vào những đức tính đó mà một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của thiên nhiên khắc nghiệt và đặc biệt là của chiến tranh tế giới thứ 2 mà có thể vực dậy trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới như hiện tại.

Tinh thần võ sĩ trong nét đẹp văn hóa Nhật Bản
Tinh thần võ sĩ trong nét đẹp văn hóa Nhật Bản
  1. Đấu vật Sumo

Võ sĩ Sumo là một trong những nét đặc trưng văn hóa của xứ sở hoa anh đào đấu vật Sumo được coi là một môn thể thao truyền thống của quốc gia này. Đấu vật sumo đã có từ rất lâu đời từ khoảng thế kỷ thứ VIII, môn thể thao này mang nhiều nghi thức đặc biệt như ném muối để tẩy uế từ đạo thần. Hiên nay, môn thể thao này đang dần biến mất.

Văn hóa đấu vật Sumo của Nhật Bản
Văn hóa đấu vật Sumo của Nhật Bản
  1. Văn hóa ăn uống

Mỗi đất nước đều có nét đực trưng văn hóa ăn uống riêng, Nhật Bản cũng thế có rất nhiều món ăn nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực đặc trưng nhất vẫn là món mì, sushi, sashimi,….Mỗi món ăn có cách thưởng thức riêng như với món mì: khi ăn mì ở Nhật Bản nhất định phải phát ra tiếng, điều đó thể hiện rằng đó là niềm vui và dành lời khen cho đầu bếp đây cũng là phong tục trong xã hội Nhật Bản.

Mì Udong-món mì nổi tiếng của Nhật Bản
Mì Udong-món mì nổi tiếng của Nhật Bản

Sushi và sashimi không chỉ là những món ăn nổi tiếng ở Nhật mà còn nổi tiếng khắp thế giới, cách ăn sushi truyền thống của Maki và Nigiri là dung ngón tay, khi ăn sashimi phải dùng đũa để thưởng thức.

Sushi và Sashimi là những món ăn nổi tiếng của Nhật Nhật Bản
Sushi và Sashimi là những món ăn nổi tiếng của Nhật Nhật Bản
  1. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Một trong những nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản đó là văn hóa cúi chào trong giao tiếp. Các quốc gia phương Tây khi gặp nhau họ thường bắt tay, ôm hôn thì người Nhật lại thể hiện lòng hiếu khách và lịch sự bằng cách cúi đầu.

Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản
Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Tùy vào từng đối tượng mà người Nhật thể hiện cách cúi chào khác nhau, thông thường có 3 cách cúi đầu được sử dụng:

– Cúi người 150 đối với bạn bè, đồng nghiệp hàng ngày làm việc

– Cúi đầu 300 thể hiện thái độ trang trọng, lịch sự khi lần đầu gặp

– Cúi chào 450 thể hiện sự kính trọng sâu sắc thường sử dụng trước bàn thờ Đạo thần, Thiên hoàng, Quốc kỳ, chùa của Phật giáo.

Người Nhật thường xuyên sử dụng những lời nói “cám ơn”, “xin lỗi” để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với đối phương đòng thời làm toát lên tính chuyên nghiệp trong văn hóa giao tiếp của người Nhật.

  1. Geisha

Khi nói đến những nét văn hóa đặc trưng của xứ sở hoa anh đào thì không thể không nhắc đến Geisha. Một nét đẹp văn hóa độc đáo của Nhật Bản.

Những nghệ sĩ Geisha Nhật Bản xuất hiện lần đầu tiên ở các thành phố lớn của Nhật Bản vào khoảng thế kỷ XVII họ chủ yếu là nam giới chứ không phải phụ nữ như bây giờ. Sau này khi xã hội phát triển thì ngày càng nhiều phụ nữ tham gia trở thành Geisha.

Các cô gái geisha đang nhảy, múa phục vụ khách thăm quan
Các cô gái geisha đang nhảy, múa phục vụ khách thăm quan

Người phụ nữ  tự xưng là Geisha đầu tiên xuất hiện ở Fukukawa vào năm 1750. Geisha là những người phụ nữ thể hiện tài năng ca hát, nhảy múa của mình để kiếm thêm thu nhập . Văn hóa Geisha giờ đây đã lấn sâu vào xã hội Nhật Bản và trở thành một phần ưa thích của các du khách người nước ngoài.

  1. Manga-Anime

Nhật Bản nổi tiếng với Manga-Anime. Manga là những bộ truyện tranh thú vị và cốt truyện độc đáo đặc biệt có thể kể đến những bộ truyện tranh như: Thám tử lừng danh Conan, Doremon, One Piece, Naruto,…. Nội dung những câu chuyện được viết trong truyện tranh có những giá trị cả về văn hóa lẫn tinh thần của đất nước mặt trời mọc.

Anime và Manga vẫn thu hút được số lượng lớn người dân Nhật Bản.
Anime và Manga vẫn thu hút được số lượng lớn người dân Nhật Bản.

Anime là một thể loại biến thể của Manga hay nói cách khách là Manga là truyện tranh còn Anime là phim hoạt hình được các nhà sản xuất phim Nhật Bản đưa các nhân vật vào cuộc sống với những âm thanh sống động dựa theo cốt truyện của Manga. Mặc dù, Manga và Anime không được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới nhưng chúng vẫn ảnh hưởng phần lớn đến cuộc sống và xã hội của người dân Nhật Bản hiện tại.

  1. Cosplay

Lễ hội Cosplay ở Nhật Bản diễn ra gần như quanh năm và người Nhật thường hóa thân thành những nhân vật trong Manga và Anime mà họ yêu thích. Nổi tiếng, thú vị và hấp dẫn nhất là Comiket ở Tokyo Big Sight được tổ chức vào tháng 8, 9 hàng năm.

Văn hóa cosplay các nhân vật trong Manga và Anime
Văn hóa cosplay các nhân vật trong Manga và Anime

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thông tin truyền thông hiện nay các lễ hội Cosplay ở Nhật đã được nhiều bạn trẻ trên thế giới biết đến và đã được tổ chức ở các quốc gia đó trong đó có Việt Nam.

  1. Tiền tip

Văn hóa tiền tip ở mỗi quốc gia đều khác nhau nên tiền tip là một trong những thứ cần chú ý. Nhưng đối với đất nước Nhật Bản thì các bạn không cần phải quan tâm vấn đề này vì trong văn hóa ở nơi đây thì tiền tip là một điều cấm kỵ. Thực tế, các dịch vụ cung cấp ở Nhật Bản không cần tiền tip, nhân viên sẽ từ chối khéo những khoản tiền đó. Tiền tip được tặng như một món quà vì thế nếu muốn đưa tiền tip thì hãy đặt nó vào trong phong bì trang nhã có đóng dấu thể hiện sự lịch sự, tôn trọng.

Văn hóa không nhận tiền tip của khách
Văn hóa không nhận tiền tip của khách

Mong rằng bài viết này sẽ mang đến nguồn thông tin bổ ích cho các bạn đang có ý định sang Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc. Nếu các bạn có băn khoăn hay thắc mắc mắc gì về việc làm tại Nhật Bản xin hãy liên hệ với chúng tôi.

Hotline: 0911.185.533

Website: laodongnhat.com.vn

VP: 63 Phạm Tuấn Tài, P.Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911.185.533