Nội dung chính
Văn hóa Nhật Bản – những điều đặc biệt chỉ có tại “Xứ sở Hoa Anh Đào” mà người đi XKLĐ Nhật cần biết:
Văn hoá Nhật Bản là sự kết hợp vô cùng hài hòa của những giá trị truyền thống với văn hoá hiện đại, văn hóa Nhật Bản vô cùng đa dạng với nhiều điều rất nét đặc trưng riêng. Vậy nền văn hóa “xứ Hoa Anh Đào” có gì khác lạ? Điều gì tạo nên sức hấp dẫn của nền văn hóa Nhật Bản?
Hãy cùng laodongnhat.com.vn khám phá những nét riêng độc đáo trong văn hóa Nhật Bản thông qua bài viết này!
Chúng ta cùng TÌM HIỂU CHUNG về nền văn hóa Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét đặc sắc riêng và rất độc đáo.
Với vị trí địa lý vô cùng khác biệt khi hình thành do các hòn đảo lớn nhỏ ghép lại với nhau và bao quanh hoàn toàn bởi biển. Vì vậy đất nước Nhật Bản có những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cũng như khí hậu vô cùng mát mẻ.
Mặc dù vậy Nhật Bản cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai như sóng thần, động đất làm thiệt hại về của và người rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên với tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường đã giúp người Nhật đã đưa đất nước của mình trở thành đất nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật
- Người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống trong nếp sống hiện đại, họ rất đề cao giáo dục và coi trọng bản sắc văn hóa. Nhất là truyền thống phục tùng lãnh đạo, kính trọng thầy cô, hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, trung thành với bạn, thủy chung vợ chồng.
- Xã hội và con người Nhật Bản có các nét riêng biệt về giao thiệp. Người Nhật thường hay chào bằng cách độ hạ thấp và cúi gập người xuống (Ojigi) tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đó là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng để tỏ rõ sự kính trọng.
- Một nét phong tục khác nữa là việc trao đổi danh thiếp với nhau. Mỗi lần gặp mặt hay giới thiệu đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ phép với người đối diện. Tấm danh thiếp không được viết tay trên đó và được in rõ ràng.
- Ngoài ra, trong tiếng Nhật tùy vào người được nói tới mà sử dụng kính ngữ phù hợp, có một hệ thống các kính ngữ phức tạp được gọi là “Keigo”. Các em đi chương trình thực tập sinh kỹ năng phải hết sức chú ý để khi qua nhật XKLD tránh được những xảy ra.
- Việc giao thiệp, người Nhật thường dùng trung gian, và trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn.
- Người Nhật không thích sự làm việc trực tiếp. Đó là nguyên nhân vì sao Người lao động (NLĐ) khi qua Nhật XKLD lại phải làm việc thông qua nghiệp đoàn.
- Người Nhật giao tiếp cởi mở, thoải mái, dễ gần, nói đủ to, vừa phải, luôn thể hiện là những người ham học hỏi, thích tranh cãi, cần cù, năng động, coi trọng yếu tố tinh thần và đạo đức.
- Người Nhật thích đi du ngoạn đây đó khắp nơi, ở Nhật có rất nhiều cung điện, bảo tàng, lăng tẩm, đình chùa, các địa danh lịch sử và các công viên.
- Đặc biệt Người Nhật không muốn kết giao làm ăn, làm việc với bất kỳ ai đã gây tổn thương tình cảm của họ bên trong.
Tập quán giao tiếp của người nhật bản
Văn hoá cúi chào là một phần không thể tách rời trong văn hoá Nhật Bản. Nó tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vì vậy người lao động (NLĐ) Việt Nam khi sang XKLĐ tại Nhật Bản cần nắm rõ các tập quán trong giao tiếp sau:
- Kiểu Saikeirei: cúi xuống rất thấp và từ từ là hình thức cao nhất, thường sử dụng cách chào người lớn tuổi, cấp trên hoặc trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, trước Quốc kỳ, chùa của Phật giáo, trước Thiên Hoàng và biểu hiện sự kính trọng sâu sắc.
Kiểu cúi gấp người này được áp dụng cho người đi XKLĐ Nhật ở những lần gặp ban lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch nghiệp đoàn, Giám đốc công ty hoặc xí nghiệp tiếp nhận.
- Kiểu cúi chào bình thường: Lúc đứng hay đang ngồi thì gặp nhau người Nhật cúi chào.
Nếu ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10–20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10–15 cm.
Nếu đứng thì thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây.
Kiểu cúi chào bình thường này được áp dụng khi NLĐ tham gia thi tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật.
- Kiểu khẽ cúi chào: hai tay để bên hông, đầu và thân mình chỉ hơi cúi khoảng một giây.
Khẻ cúi chào NLĐ đi Nhật sử dụng chào mọi người trong quá trình làm việc tại công ty, xí nghiệp.
- Sự im lặng: người Nhật quan tâm nhiều đến hành động hơn lời nói, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói quá nhiều không tốt bằng nói ít thì tốt hơn. Im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
Trong buổi các buổi thương lượng làm ăn, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng.
Đối với người đi XKLĐ Nhật Bản lúc mới vào làm việc tại xí nghiệp/ công ty dù giỏi đến mấy thì cũng phải khiêm tốn, tập trung quan sát, lắng nghe hướng dẫn của người đi trước. Phải biết im lặng đúng lúc đúng nơi đúng chỗ để tránh bị ghét.
- Giao tiếp mắt: người Nhật thường không nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như một cuốn sách, caravat, lọ hoa, đồ nữ trang,…, hoặc nhìn sang bên và cúi đầu xuống.
Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người không đúng mực, khiếm nhã và thiếu lịch sự.
Vì vậy khi tham gia phỏng vấn đơn hàng đi XKLĐ Nhật Bản người lao động chú ý tuyệt đối không nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng.
- Giao tiếp lấp lững: Khi người Nhật họ không đồng ý hoặc không thích một điều gì đó họ thường không bao giờ trả lời trực tiếp là không. Mà họ thường hay trả lời “Điều này khó”.
Vì vậy khi qua Nhật XKLĐ NLĐ cần chú ý khi có vướng mắc hỏi người quản lý mà họ trả lời “Điều này khó” đồng nghĩa với việc họ đã từ chối lời đề nghị của bạn.
- Ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình tròn khép kín có nghĩa là họ đang chúc bạn thật giàu sang đấy nhé. Qua Nhật XKLĐ các em thực tập sinh để nếu có ai đó đưa ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn là họ chúc các em kiếm thật nhiều tiền và có cuộc sống giàu có đấy nhé.
- Người Nhật rất kị:
+ Số 4 do đồng âm với chữ “tử”.
+ Họ không thích số 9 vì phát âm giống với chữ “khổ”
+ Tuyệt đối không tặng hoa cúc đại đoá cho người Nhật. Bỡi vì Người Nhật coi cúc đại đóa là điềm báo, là biểu hiện của sự chết chóc, tang thương.
- Người Nhật rất thích hoa anh đào.
Du lịch Nhật Bản
- Người Nhật luôn giữ gìn bản sắc dân tộc khi đi du lịch.
- Họ là những người vui vẻ, sôi nổi cởi mở nhưng có tính tự chủ khá cao và rất lịch sự.
- Họ thích thể loại du lịch nghỉ ngơi, biển, tìm hiểu du lịch văn hóa.
- Họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng khá, trung bình và thích sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
- Họ thích đi du lịch bằng bất kỳ phương tiện, mỗi cách tùy vào túi tiền và sở thích của mỗi người. Họ thường đi 3 lần/1 năm và mỗi lần thường 7 ngày.
- Vì vậy khi chủ xí nghiệp/công ty đi du lịch về NLĐ nước ngoài cũng được chủ tặng quà.
- Nhưng có một điều NLĐ khi đi XKLĐ Nhật cần chú ý. Người Nhật họ hay nói giảm nói tránh nhưng yêu ghét thể hiện rõ ràng khi họ tặng quà.
Vi dụ: Có 2 em tts (tts A chủ quý; tts B chủ không quý) thì khi họ đi du lịch hoặc có gì họ chỉ tặng cho tts A. Nếu tts A chia quà cho tts B trước mặt họ thì họ sẽ nhắc nhỡ: Tôi tặng bạn sao bạn đi chia cho bạn kia… Nếu điều này lặp lại lần thứ 2 thì sau đó họ sẽ không tặng quà cho bất kỳ ai nữa.
- Vì vậy các tts lưu ý khi được tặng quà nhận và cất luôn vào túi về nhà muốn cho biếu tặng lại ai tính sau nha. Nếu không là lần sau không còn cơ hội nhận quà đâu đấy.
Lễ hội Nhật Bản
- Nhật Bản là quốc gia có nhiều lễ hội. Các lễ hội tổ chức theo các nghi lễ cổ của Thần đạo hay tái hiện lại lịch sử với các nhạc cụ như chuông, trống và đầy màu sắc, các chiếc xe Mikoshi được trang trí vô cùng đẹp, trang trọng rước đi cùng đoàn người rất đông theo sau. Các lễ hội được gọi là Matsuri và được tổ chức quanh năm.
- Các em thực tập sinh (tts) khi sang Nhật Bản XKLĐ nhớ tranh thủ thời gian tham gia những lễ hội này một lần cho biết nhé.
- Sau đây là 5 lễ hội truyền thống đặc sắc nhất ở Nhật Bản.
+ Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu.
+ Lễ hội hoa anh đào Hanami là Lễ hội ngắm hoa anh đào diễn ra từ tháng 3 kéo dài đến tháng 5 hàng năm. Đây là lễ hội dài nhất Nhật Bản.
+ Lễ hội Obon ở Nhật Bản giống như lễ Vu Lan Việt Nam diễn ra vào tháng 7.
+ Lễ hội cá chép Koinobori Matsuri diễn ra đúng ngày 05 tháng 05 âm lịch hàng năm trùng với tết Đoan ngọ ở Việt Nam. Nhưng cờ cá chép được treo trước đó 2 tháng.
+ Lễ hội Gion kéo dài cả tháng 7. Trong đó ngày 17/07 là ngày lễ chính và diễn ra các hoạt động sôi nổi nhất.
Ẩm thực Nhật Bản
- Nhắc đến Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến Sushi. Sushi được xem là quốc thực của xứ sở Hoa Anh Đào. Ẩm thực của Nhật chú trọng vào sự tươi ngon tinh khiết của món ăn chứ không lạm dụng quá nhiều gia vị.
- Kế đén rượu sake, đậu nành và bột trà xanh cũng là một trong những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản.
- Các em thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hãy tranhu thủ thời gian để thưởng thức các món ăn nổi tiếng của Nhật nhé.
Nghệ thuật Nhật Bản
- Nhật Bản có nhiều bộ môn nghệ thuật mà người lao động đi xuất khẩu lao động cần biết như:
+ Hoa đạo (華道; Kadō – nghệ thuật cắm hoa)
+ Trà đạo (茶道; Chadō – nghệ thuật pha và thưởng thức trà)
+ Nhu đạo (儒道; Judō – một môn võ truyền thống của Nhật với các thế vật, ngoài ra đòi hỏi người học phải có cốt cách)
+ Kiếm đạo (県道; Kendō – nghệ thuật sử dụng kiếm, nay trở thành một môn thể thao)
+ Thư họa (書画; Shoga – nghệ thuật vẽ tranh bằng mực Tàu, bút lông hoặc viết chữ nghệ thuật giống như đang vẽ)
+ Thư đạo (書道; Shodō – nghệ thuật viết chữ đẹp)…
- Các em thực tập sinh Nhật Bản có cơ hội được đặt chân đến xứ sở Hoa Anh Đào thì hãy giành một ít thời gian tìm hiểu và thưởng thức các môn nghệ thuật độc đáo này nhé.
Thực tập sinh Nhật Bản cần hiểu văn hoá làm việc của người Nhật
Nhật Bản là quốc gia không chỉ có những truyền thống văn hóa đặc sắc, mà Nhật Bản còn là một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới.
Văn hoá làm việc của người Nhật thể hiện qua phong cách làm việc. Các em quan tâm chương trình XKLĐ Nhật Bản hãy cùng chúng tôi khám phá 14 phong cách làm việc của người nhật trong bài viết sau nhé:
Để tìm hiểu thông tin đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản các em có thể truy cập tại đây nhé
Excellent blog post. I certainly love this website. Keep it up!